Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Loạn giá iPhone 8, 8 Plus tại Việt Nam

Các đại lý lớn bán theo giá niêm yết, đại lý cấp 2 bán thấp hơn để câu khách trong khi máy xách tay có giá còn thấp hơn nữa.

Về nước cách đây đúng một tháng với giá niêm yết lần lượt 20,99 và 23,99 cho các bản iPhone 8, 8 Plus 64 GB; 25,79 và 28,79 cho bản 256 GB, 2 sản phẩm này đã nhanh chóng phân hóa sâu sắc về giá tại Việt Nam.

Cụ thể, các đại lý lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop đang bán đúng với giá niêm yết trong khi các đại lý cấp 2 như CellphoneS, Hoàng Hà Mobile... đều chủ động giảm giá sản phẩm khá sâu để lôi kéo khách hàng.

Loạn giá iPhone 8, 8 Plus tại Việt NamĐang có sự phân hóa khá sâu về giá bán iPhone 8, 8 Plus giữa các đại lý lớn, đại lý cấp 2 và hàng xách tay. 

Đây là chuyện không mới trên thị trường. Đại lý lớn ký hợp đồng phân phối máy trực tiếp với Apple, chịu quy chế chặt chẽ từ nhà sản xuất nên việc điều chỉnh giá sản phẩm phải nhận được sự đồng ý từ phía hãng.

Trong khi đó, các đại lý cấp 2 không chịu sự quản thúc chặt chẽ đến vậy và tự do giảm giá sản phẩm để linh hoạt với thị trường. Cụ thể, một số nơi bán phiên bản iPhone 8 64 GB mã VN/A với giá 19,99 triệu đồng, thấp hơn 1 triệu trong khi 8 Plus được giảm mạnh còn 21,5 triệu, thấp hơn 2,5 triệu so với giá niêm yết, tất cả đều cho bản 64 GB.

Trong khi đó, ở thị trường di động xách tay chỉ có phiên bản 8 Plus biến động giá nhẹ. So với cách đây vài tuần, giá iPhone 8 Plus đã giảm khoảng 1 triệu đồng, xuống còn hơn 19 triệu cho bản 64 GB trong khi iPhone 8 ổn định ở mức 17 triệu cho bản 64 GB.

Thực tế, việc giảm giá iPhone chính hãng từ các đại lý nhỏ không gây ảnh hưởng lớn đến thị trường. 2 đại lý lớn là TGDĐ và FPT Shop chiếm đến 80% thị phần iPhone chính hãng tại Việt Nam.

Loạn giá iPhone 8, 8 Plus tại Việt NamiPhone 8, 8 Plus có sức hút kém hơn nhiều so với iPhone X. Ảnh: Thành Duy.

Một điều khá thú vị là mặc dù không giảm giá sản phẩm, 2 đại lý lớn đang áp dụng chung một chiêu khuyến mại chẳng khác gì giảm giá cho bộ đôi smartphone của Apple, áp dụng đến hết tháng 12.

Cụ thể, thay vì phải trả mức giá niêm yết từ 20,99 triệu và 23,99 triệu cho 8 và 8 Plus bản 64 GB, người dùng sẽ được trừ thẳng 1 triệu đồng khi mua máy hoặc tặng phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng. Có đại lý còn mở rộng chương trình khuyến mại khi trừ thêm 1 triệu nếu người dùng mua combo iPhone và Apple Watch Series 3.

Động thái giảm giá ngầm này được cho nhằm kích cầu cho bộ đôi iPhone mới từ Apple trong bối cảnh mùa mua sắm cuối năm đã bắt đầu. So với iPhone X, iPhone 8 và 8 Plus rõ ràng mờ nhạt hơn nhiều và cần được kích cầu.

Bộ đôi này sở hữu thiết kế cũ, thiếu sự sáng tạo trong khi giá bán không hề rẻ. So với màn mở bán rầm rộ của iPhone X cách đây ít ngày, iPhone 8, 8 Plus chính hãng về nước khá lặng lẽ.

Theo Thanh Duy (Tri Thức Trực Tuyến)

MoMo nói gì về vụ khách hàng mất tiền nghi bị hack?

Đại diện MoMo cho biết đang phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra trường hợp khách hàng mất tiền trong tài khoản do nhận được cuộc gọi giả mạo nhân viên tổng đài.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Diệp - Phó chủ tịch HĐQT của M-Services, đơn vị chủ quản của ví MoMo - cho biết công ty đang cùng cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ việc khách hàng bị lừa mất tiền trong ví MoMo ở Huế. 

Theo ông Diệp, sáng 7/12, MoMo đã tiếp xúc với khách hàng này và xác minh câu chuyện, cũng như nguyên nhân dẫn đến việc mất tiền trong tài khoản. "Việc khách hàng cung cấp mã OTT cho người khác là chưa đúng, nhưng việc này cũng có trách nhiệm của MoMo nên cần phải giải quyết", ông Diệp cho biết.

MoMo tạm ứng tiền trả cho khách hàng

Anh Hữu Tiến - khách hàng ở Huế tố ví MoMo bị hack khiến anh mất 2,5 triệu đồng - xác nhận đại diện ví điện tử này đã đến làm việc và lập biên bản ghi nhớ về vụ việc, hẹn điều tra nguyên nhân cụ thể.

Trong thời gian chờ đợi quyết định cuối cùng của cơ quan chức năng, MoMo đã tạm ứng cho anh Tiến số tiền 2,5 triệu đồng. Anh Tiến sẽ hoàn lại cho MoMo sau khi các tổn thất của khách hàng này được giải quyết theo quyết định của cơ quan chức năng.

MoMo nói gì về vụ khách hàng mất tiền nghi bị hack?Kẻ gian đánh cắp OTT và dùng tiền trong ví MoMo của nạn nhân để mua thẻ điện thoại.

Trước đó, anh Hữu Tiến cho biết anh bị mất 2,5 triệu đồng trong ngày 1/12. Chuyện bắt đầu khi anh Tiến đăng nhập vào số tài khoản MoMo 0934***994 để nạp tiền điện thoại nhưng quên mật khẩu. Anh Tiến gọi đến tổng đài 1900545441 của MoMo để nhờ hỗ trợ nhưng đường dây báo bận.

Khoảng 20 phút sau, có một số điện thoại khác gọi vào máy của anh Tiến, người này tự xưng là nhân viên tư vấn của tổng đài MoMo, nhận "giúp đỡ" lấy lại mật khẩu và yêu cầu anh Tiến đọc mã OTP gửi qua tin nhắn điện thoại. Ngay sau khi cung cấp mã OTP này, anh Tiến phát hiện tài khoản của mình đã bị trừ 2,5 triệu đồng.

Khách hàng Song Chân ở TP.HCM cũng bị kẻ gian điền dãy số thẻ tín dụng vào một ví MoMo khác và tiêu tiền từ đó. "Khi phát hiện tài khoản bị trừ tiền vào lúc 13h35 ngày 25/11, tôi lập tức gọi đến ngân hàng HSBC để khiếu nại. Nhân viên nói giao dịch của tôi đã thực hiện thành công vào một ví MoMo. Số tiền vẫn đang treo, nếu muốn có mã giao dịch phải đợi ví điện tử đó xác nhận chuẩn chi", anh Song Chân cho biết.

MoMo cho rằng khách hàng Chân đã vô tình bị lộ thông tin thẻ tín dụng và bị kẻ gian lợi dụng nhập thông tin thẻ vào một ví MoMo khác và tiêu tiền từ ví này.

'Cẩn trọng khi dùng thẻ và ví điện tử'

Ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc trường đào tạo an ninh mạng quốc tế Athena cho rằng hiện các ví điện tử, ngay cả blockchain cũng có thể bị mất tiền. Nhân viên tổng đài của nhà mạng hay của các doanh nghiệp đều có thể có nội gián. Lực lượng này hiện thuê ngoài nhiều nên khó kiểm soát. Do đó, người dùng cần hết sức cẩn trọng với thông tin tài khoản, thẻ của mình và đề cao cảnh giác với các yêu cầu bất thường từ những người tự xưng là nhân viên tổng đài chăm sóc khách hàng.

Trong email gửi đến PV, ông Sabbir Ahmed - Giám đốc khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản của ngân hàng HSBC Việt Nam chia sẻ một số khuyến cáo đến người dùng để bảo vệ thông tin cá nhân. Nguyên tắc quan trọng nhất là người dùng cần giữ thẻ cẩn thận như giữ tiền trong túi, luôn mang theo thẻ và không bao giờ đưa thẻ cho người khác sử dụng, hoặc chia sẻ thông tin về thẻ như số thẻ, ngày hết hạn, số PIN, số CVV (ba chữ số ở mặt sau thẻ).

Khi mua hàng trực tuyến, chủ thẻ nên kiểm tra xem trang web đó có phải là trang web được bảo mật hay không. Dấu hiệu để nhận biết một trang web được bảo mật chính là biểu tượng ổ khóa cạnh đường dẫn đến trang web trong thanh địa chỉ. Chỉ nên giao dịch với những trang web có uy tín. Một số trang web mua hàng có thêm các tính năng như “Được xác nhận bởi Visa” hay “Mã bảo mật của MasterCard”. Đây là biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ cho chủ thẻ.

HSBC cũng khuyến cáo chủ thẻ lưu ý đến những tin nhắn điện thoại thông báo giao dịch và kiểm tra kĩ sao kê để chắc rằng các giao dịch trong sao kê là hợp pháp. Khi thấy nghi ngờ về bất kì giao dịch nào, chủ thẻ cần báo ngay cho ngân hàng càng sớm càng tốt. Nếu chủ thẻ thận trọng và báo cáo kịp thời các giao dịch có dấu hiệu bất thường với ngân hàng càng sớm, ngân hàng sẽ có biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.

Theo Duy Tín (Tri Thức Trực Tuyến)

Hàng triệu smartphone bị cài mã độc, làm thế nào để phòng tránh?

Mã độc có tên RottenSys được ngụy trang dưới dạng một dịch vụ System Wi-Fi cài sẵn trên gần 5 triệu điện thoại sản xuất bởi nhiều thương hiệu khác nhau. Vậy làm thế nào để bảo vệ thiết bị trước cuộc tấn công này.

Hàng triệu smartphone bị cài mã độc, làm thế nào để phòng tránh?Nhiều smartphone đến từ các thương hiệu lớn nằm trong danh sách nhiễm mã độc

Sự nguy hiểm của RottenSys

Theo hãng bảo mật Check Point , RottenSys là một phần của phần mềm độc hại không cung cấp bất kỳ dịch vụ liên quan đến Wi-Fi an toàn nào nhưng hầu như tất cả các quyền truy cập Android nhạy cảm đều cho phép nó hoạt động.

Để tránh bị phát hiện, ứng dụng System Wi-Fi giả mạo ban đầu không có thành phần độc hại và không bắt đầu bất kỳ hoạt động độc hại nào ngay lập tức. Thay vào đó nó được thiết kế để liên lạc với các máy chủ điều khiển và kiểm soát để có được danh sách các thành phần yêu cầu, chứa mã độc hại thực tế. RottenSys sau đó tải xuống và cài đặt mỗi ứng dụng cho phù hợp, sử dụng quyền DOWNLOAD_WITHOUT_NOTIFICATION không yêu cầu bất kỳ tương tác nào từ người dùng.

Vì RottenSys đã được thiết kế để tải xuống và cài đặt bất kỳ thành phần mới từ máy chủ C&C (điều khiển lệnh) nên kẻ tấn công có thể dễ dàng kiểm soát hàng triệu thiết bị bị nhiễm.

Cuộc điều tra cũng tiết lộ một số bằng chứng cho thấy kẻ phát tán RottenSys đã bắt đầu chuyển hàng triệu thiết bị bị nhiễm độc thành mạng botnet khổng lồ. Bên cạnh đó một số thiết bị cho phép kẻ tấn công thực hiện những khả năng sâu rộng hơn, bao gồm cài đặt ứng dụng bổ sung và tự động hóa giao diện người dùng (UI).

Chia sẻ với Thanh Niên, ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc điều hành Công ty bảo mật NTS Security, cho rằng: “Rất khó nhận biết smartphone xách tay giá rẻ có nhiễm mã độc hay không. Trong mọi trường hợp người dùng điện thoại và máy tính bảng Android đều phải cài phần mềm diệt virus chuyên nghiệp để bảo vệ chủ động thông tin cá nhân an toàn”.

Để kiểm tra xem thiết bị của bạn có bị nhiễm phần mềm độc hại này hay không hãy truy cập phần thiết lập hệ thống Android và vào trình quản lý ứng dụng, sau đó tìm các gói mã độc hại Com.android.yellowcalendar; Com.changmi.launcher; Com.android.services.securewifi và com.system.service.zdsgt.

Hiện nay có hơn 40 triệu người dùng smartphone tại Việt Nam, trong đó điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android chiếm hơn 70%. Vì vậy, đây được xem là một nhóm khách hàng quá lớn để tin tặc quan tâm khai thác nhằm tìm kiếm lợi ích. Trong đó, tấn công phổ biến nhất của tin tặc là dùng mã độc để kết nối và kiểm soát các thiết bị Android của nạn nhân, ông Trần Vũ nhấn mạnh.

Smartphone chính hãng tại Việt Nam an toàn

Check Point cho biết phần mềm độc hại RottenSys bắt đầu lan truyền vào tháng 9.2016 đến 12.3.2018, với số thiết bị nhiễm độc lên đến 4.964.460, cài sẵn trên hàng triệu smartphone mới sản xuất bởi Honor, Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo, Samsung và GIONEE… Một điểm chung ở tất cả các thiết bị này đó là chúng đều được vận chuyển qua Tian Pai - nhà phân phối điện thoại ở Hàng Châu (Trung Quốc).

Liên quan đến vấn đề này, Xiaomi Việ Nam khẳng định rằng công ty không hề sản xuất và vận chuyển thiết bị cài đặt mã độc này ở thị trường trong nước. Hơn nữa, ứng dụng Bảo mật (Security) trên các hệ thống MIUI có khả năng ngăn cản mã độc nhờ vào cơ sở dữ liệu virus liên tục được cập nhật. Nó có thể quét, phát hiện và ứng dụng sẽ nhanh chóng tiêu diệt virus. Cơ sở dữ liệu virus được cài mặc định sẽ tự động cập nhật khi thiết bị được kết nối Wi-Fi.

Trong khi đó, đại diện của Samsung Việt Nam khẳng định công ty coi trọng sự riêng tư và bảo mật của khách hàng. Hãng không cài đặt sẵn ứng dụng độc hại trong quy trình sản xuất thiết bị và Tian Pai cũng không phải là nhà phân phối tại Việt Nam.

Theo khuyến cáo của Samsung, để an toàn người dùng nên mua điện thoại từ các nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam, và khi phát hiện có sự cố bất thường trên máy hãy mau chóng đem thiết bị đến các trung tâm bảo hành ủy quyền của hãng.

Theo Thành Luân (Thanh Niên Online)

Bàn phím smartphone: Cơn ác mộng về an toàn dữ liệu

Cả Android và iPhone đều cho phép bạn thay thế bàn phím chuẩn bằng ứng dụng bàn phím của bên thứ ba.

Bàn phím smartphone: Cơn ác mộng về an toàn dữ liệu

Về bản chất, bàn phím truy cập đến đủ mọi thứ bạn mà bạn gõ trên máy - từ tin nhắn cá nhân đến mật khẩu và số thẻ tín dụng. Một số dữ liệu của bàn phím thường được gửi qua internet, và trên thế giới mạng này, dữ liệu đó có thể bị đánh cắp – hoặc thậm chí là bị chính nhà phát triển bàn phím lợi dụng.

Đó chính là lý do tại sao chúng ta lại đặt nặng vấn đề tính tin cậy của các ứng dụng bàn phím thứ ba trên điện thoại thông minh.

Các vụ rò rỉ của bàn phím ai.type và SwiftKey

Ai.type là một bàn phím phổ biến cho Android và iPhone, với trên 40 triệu người dùng trên toàn thế giới. Vào ngày 5/12/2017, dữ liệu cá nhân của hơn 31 triệu khách hàng bị rò rỉ trên mạng. Máy chủ cơ sở dữ liệu của họ hoàn toàn không có mật khẩu bảo vệ, do đó, bất cứ ai cũng có thể truy cập thông tin.

Ngoài số điện thoại, tên và địa chỉ email, những chữ, nội dung gõ bằng bàn phím cũng bị đánh cắp. Công ty hứa không bao giờ "xem" từ các trường mật khẩu, nhưng theo trang ZDNet, "có một danh sách chứa hơn 8,6 triệu nội dung mà người dùng nhập vào bằng bàn phím, bao gồm thông tin cá nhân nhạy cảm, như số điện thoại, các tìm kiếm trên web của người dùng và trong một số trường hợp có cả địa chỉ email và mật khẩu tương ứng".

Đây không phải là lần đầu tiên một ứng dụng bàn phím vô tình tiết lộ dữ liệu. Bàn phím SwiftKey phổ biến cũng có vụ scandal rò rỉ dữ liệu sau khi được Microsoft mua lại. Bàn phím SwiftKey bắt đầu đề xuất địa chỉ email cá nhân cho người dùng SwiftKey khác, trong khi những địa chỉ email đó nhẽ ra không bao giờ được lộ ra.

Tại sao bàn phím lại nguy hiểm như thế?

Các gàn phím của bên thứ ba rất nguy hiểm vì chúng muốn được "thông minh". Bàn phím không hài lòng với việc chỉ nằm trên chiếc điện thoại và để bạn nhập các chữ cái, số. Thay vào đó, bàn phím cố gắng dự đoán văn bản và tự động sửa chính tả. Để cá nhân hóa trải nghiệm của bạn, bàn phím thường tải dữ liệu về cách thức và nội dung bạn gõ vào các máy chủ của công ty.

Điều này chắc chắn làm cho mọi thứ thuận tiện hơn, nhưng cái gì cũng có hai mặt. Bàn phím tiếp cận đến quá  nhiều thứ. Khi bạn tin cậy một bàn phím của bên thứ ba, bạn đang cho phép ứng dụng truy cập rất sâu vào điện thoại của bạn, bao gồm mọi thứ bạn nhập. Bạn nên nghiêm túc xem xét liệu bạn có tin cậy công ty tạo ứng dụng bàn phím đó không. Ví dụ: bạn có thể tin cậy bàn phím Gboard của Google nếu bạn đã tin tưởng vào Google bằng tài khoản Gmail và các thông tin cá nhân khác của bạn, nhưng một công ty nhỏ hơn, ít được biết đến hơn như ai.type rõ ràng không đáng tin tưởng.

Thực ra, cũng rất khó. Chúng ta có thể nói rằng SwiftKey của Microsoft đáng tin cậy hơn ai.type, nhưng SwiftKey cũng từng gặp vấn đề. Khi bạn sử dụng bàn phím của bên thứ ba, bạn phải chấp nhận mức độ rủi ro nhất định vì bất kỳ vấn đề nào với máy chủ của bàn phím cũng có thể gây ra sự cố cho bạn. Vì vậy, tùy bạn quyết định: có nên sử dụng bàn phím của bên thứ ba không?

Bàn phím có thể an toàn hơn trên iPhone ... nếu bạn từ bỏ bớt các tính năng

Lời khuyên trên áp dụng cho cả Android và iPhone, nhưng có một điều đặc biệt về iPhone. Android cho phép tất cả các bàn phím truy cập Internet vì quyền "Internet" đã bị ẩn khỏi Cửa hàng Play, nhưng iOS lại mặc định từ chối quyền truy cập Internet của bàn phím. Để cung cấp quyền truy cập Internet cho bàn phím của bên thứ ba sau khi cài đặt, bạn phải chuyển đến Cài đặt> [tên ứng dụng bàn phím]> Bàn phím và bật tùy chọn "Cho phép Truy cập hoàn toàn".

Bàn phím smartphone: Cơn ác mộng về an toàn dữ liệu

Bàn phím smartphone: Cơn ác mộng về an toàn dữ liệu

Điều này khiến bàn phím iPhone và iPad an toàn hơn - miễn là bạn không cung cấp quyền truy cập đầy đủ cho bàn phím. Vấn đề là nhiều bàn phím của bên thứ ba chỉ hữu ích khi được truy cập Internet - có lẽ các tính năng cá nhân hóa cao cấp chỉ hoạt động tốt khi bàn phím truy cập được vào đám mây.

Khi bạn đã bật "Toàn quyền" cho bàn phím trên iOS, tất cả sẽ trở thành một cuộc chơi – bạn sẽ rủi ro giống như khi dùng Android. Tất nhiên, có một số ngoại lệ, chẳng hạn, iOS không cho phép các bàn phím bên thứ ba hoạt động trong các trường mật khẩu hệ điều hành. Nhưng như thế hầu hết bạn sẽ gặp rắc rối. Đó là lý do tại sao Apple cảnh báo bạn rất mạnh khi bạn cố gắng cho phép bàn phím quyền truy cập đầy đủ.

Cuối cùng, vẫn là quyết định của bạn, muốn cài đặt bàn phím bên thứ ba hay không. Nhưng bạn nên suy nghĩ kỹ. Nếu phải có bàn phím của bên thứ ba, ít nhất bạn nên cố gắng tìm kiếm bàn phím từ các công ty đáng tin cậy như Google và Microsoft thay vì các nhà phát triển nhỏ mà bạn chưa bao giờ nghe đến. Google hay Microsoft vẫn sẽ không hoàn hảo, nhưng ít nhất bạn biết họ là ai...

Theo Hoàng Lan ictnews.vn)

Châu Âu huỷ 300.000 tên miền .eu của Anh

Việc Anh rút khỏi Liên minh châu u (Brexit) cũng đồng nghĩa với việc các cá nhân, tổ chức của nước này không được đăng ký tên miền .eu.

Châu  u huỷ 300.000 tên miền .eu của AnhVới việc rút khỏi Liên minh châu Âu, công dân Anh và các tổ chức ở đây sẽ không được sở hữu tên miền cấp cao nhất .eu.

"Các tổ chức được thành lập tại Anh nhưng không có văn phòng ở châu Âu và những người cư trú ở Anh sẽ không được đăng ký tên miền .eu, sau khi Anh rút khỏi EU", Uỷ ban châu Âu tuyên bố. "Những trường hợp đã đăng ký trước đó sẽ bị thu hồi".

Theo The Register, có khoảng 317.000 tên miền .eu đăng ký ở Anh, chiếm khoảng một phần mười tổng số đăng ký. Việc huỷ những tên miền này sẽ tác động lớn đến các công ty sử dụng tên miền này và ảnh hưởng đến chính EU cũng như EURid - nhà quản lý đăng ký tên miền cấp cao nhất được chỉ định bởi Uỷ ban châu Âu.

Đáng chú ý, EURid nói họ không được tư vấn về kế hoạch, thậm chí không nhận được thông báo trước khi tin tức trên được đăng trên các phương tiện truyền thông.

Theo Bảo Anh (VnExpress.net)

Loạn giá iPhone 8, 8 Plus tại Việt Nam

Các đại lý lớn bán theo giá niêm yết, đại lý cấp 2 bán thấp hơn để câu khách trong khi máy xách tay có giá còn thấp hơn nữa. Về nước cách đâ...